Class 4A
Tuesday, November 27, 2012
Khaigiang eduVision eLib | My TàiLiệu Đăng ký | Đăng nhập | Trợ giúp Yahoo Messenger Trang Chủ Tài Liệu Khóa Học Sách Hay Tài Liệu Media Trắc Nghiệm Học bổng Du Học Tiếng Anh MBA Từ khoá: Kỹ thuật lập trình Truyện cổ tích Tài liệu điện tử Kỹ năng giao tiếp Kỹ năng viết tiếng anh Kỹ năng quản lý Tiếng Việt lớp 4 - KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
Monday, November 19, 2012
Cách làm thuyền hơi nước
Với thông điệp " Cứu lấy trái đất" clip nhằm mong muốn mọi người tái chế nhằm góp phần bảo vệ môi trường.
Chuẩn bị :
- lon code , hộp đồ ăn đóng hộp , ống nhôm loại nhỏ ( chọn loại bằng sắt vì lửa rất nóng )
- mỏ hàn , chì dẻo.
- keo ab ( có 2 hủ trộn lại với nhau, dán được cả lóc máy xe rắn máy bị nứt)
- kéo , bút ,giấy nhám,dũa...v.v.
Các bạn xem trong video nhé
Chúc các bạn thành công!
Sunday, November 11, 2012
Cách làm bẫy chuột cực độc và hiệu quả
chào mấy anh chị sợ chuột ^^ , hum nay em sẽ là cứu tinh của mấy anh chị đây
lưu ý : đừng ác quá , bắt được chuột rồi đem chỗ khác mà thả ra ! ko thì em lại mang tội lỗi !
Chuẩn bị : 1 cái thùng cos( thùng nước sơn ) , con lăn ,mồi ,.v.v ,cây
cách làm : đục 2 lỗ bên thành thùng , dùng cây xỏ qua 1 đầu rồi ghim con lăn vào xỏ qua thành thùng thứ 2! đặt mồi lên con lăn và đi ngủ . cách thứ 3 là đơn giản nhất
nguyên lý hoạt động : khi chuột thấy đồ ăn trên con lăn chạy vào thì con lăn quay , kết quả là chuột rớt xuống thùng và ko cách nào lên được
và 1 số bẫy khá hay
cách 3:
Chúc anh chị vui vẻ và đừng quên lưu ý đầu bài
Thursday, November 8, 2012
Tiếng Anh bài 15: cách viết một đoạn văn
Một bài báo khoa học thường được viết theo cấu trúc IMRAD (introduction, methods, results, and discussion). Mỗi phần bao gồm một số đoạn văn (paragraphs). Mỗi đoạn văn bao gồm nhiều câu văn (sentence). Một trong những khó khăn mà tôi thấy sinh viên thường gặp lúc viết bài báo khoa học là cách cấu trúc một đoạn văn sao cho dễ đọc và “trôi chảy”. Thật ra, chẳng riêng gì sinh viên, tôi thấy ngay cả những thầy cô vẫn viết văn khoa học rất tồi. Do đó, tưởng là việc dễ làm, nhưng trong thực tế thì không dễ chút nào. Trong bài này tôi sẽ mách một vài kinh nghiệm trong việc cấu trúc một đoạn văn một cách logic và trôi chảy.
Một đoạn văn là một “đơn vị” văn chương của một bài báo khoa học. Điều mà người đọc kì vọng khi đọc một đoạn văn là ý tưởng của người viết và thông tin làm nền tảng cho ý tưởng đó. Nếu người viết không đáp ứng được kì vọng này – như đoạn văn có nhiều ý tưởng, hay không có bằng chứng – thì người đọc sẽ cảm thấy lẫn lộn hay khó chịu, và sẽ không muốn tiếp tục đọc.
Vậy thì câu hỏi đặt ra là: một đoạn văn phải có chức năng gì? Nói một cách ví von, điều mà người đọc muốn tìm trong một đoạn văn khoa học cũng chẳng khác gì chúng ta kì vọng ở một người bạn đời: đó là tinh thần ủng hộ, kiên định, và chu đáo. Một đoạn văn cũng cần có những đặc điểm như thế: có bằng chứng yểm trợ cho ý tưởng, có lập trường kiên định, và phải khúc chiết.
Bằng chứng. Một đoạn văn tốt là một đoạn văn hàm chứa thông tin, và thông tin đó phải có liên quan hay mang tính yểm trợ cho luận án của người viết. Đoạn văn đó cần phải có liên hệ với luận án một cách rõ ràng, sao cho cả thế giới đuều biết được đoạn văn đó có ý định nói lên điều gì.
Kiên định. Một đoạn văn tốt phải mạnh mẽ và có khi trần trụi. Một đoạn văn mạnh mẽ rất cần thiết để phát triển một ý tưởng chính bằng cách dùng đầy đủ bằng chứng. Một đoạn văn tốt không nên có những câu văn thừa thải, những câu văn “gầy gò”, với bằng chứng chẳng có liên quan gì với nhau.
Khúc chiết ở đây có nghĩa là đoạn văn đó phải “hòa hợp” với những đoạn văn khác trong bài báo. Một đoạn văn tốt không bao giờ làm gián đoạn các đoạn văn khác, mà lúc nào cũng có ý tưởng liên quan với một đoạn văn trước đó.
Một đoạn văn bao gồm nhiều câu văn (sentence). Một đoạn văn đơn giản nhất phải có một câu văn chủ đề, và một số câu văn phụ đề. Câu văn chủ đề có mục tiêu “tuyên bố” một ý tưởng hay một quan điểm, còn những câu văn phụ đề có chức năng cung cấp chi tiết và thông tin để làm cơ sở cho câu văn chủ đề. Do đó, một đoạn văn tốt phải hàm chứa những thông tin mang tính khúc chiết và liên kết. Ở đây, tôi không bàn chi tiết về kĩ thuật viết một đoạn văn (vì đã có nhiều sách chỉ dẫn), tôi chỉ muốn chia sẻ kinh nghiệm với bạn đọc một vài điểm chính sau đây:
1. Mỗi đoạn văn chỉ nên nói lên một ý tưởng hay một điểm mà thôi. Khi mới bắt tay vào viết bài báo khoa học, nên tránh kiểu viết một đoạn văn chứa nhiều ý tưởng hay điểm nhỏ. Hãy đọc đoạn văn sau đây:
Muscle length and changes in contractility have been reported to have overlapping effects on the components of excitation-contraction coupling. Muscle length is believed to affect the action potential, the amount of calcium released, and the rise of intracellular calcium …; finally, muscle length affects the interaction between actin and myosin and hence shortening and force development. Changes in contractility are believed to affect the action potential and the level and rise of intracellular calcium.
Trong đoạn văn trên, muscle length và contractility được bàn riêng lẻ thể hiện qua nhiều câu văn nhưng tác giả không nói đến những đặc điểm tương đồng giữa hai khía cạnh này. Những câu văn cũng không trực tiếp minh họa cái mà tác giả gọi là overlapping effect tuyên bố trong câu văn đầu tiên. Ngoài ra, chúng ta cũng không thấy mối liên hệ giữa các câu văn trong đoạn văn trên. Đoạn văn trên có thể biên tập lại cho rõ ràng hơn như sau:
Muscle length and changes in contractility have been reported to have overlapping effects on the components of excitation-contraction coupling. Both affect [Muscle length is believed to affect] the action potential, the amount of calcium released, and the rise of intracellular calcium. In addition [finally], muscle length affects the interaction between actin and myosin and hence affects muscleshortening and force development. [Changes in contractility are believed to affect the action potential and the level and rise of intracellular calcium].
(những chỗ màu xanh là bỏ, cắt đi).
2. Giải thích. Đôi khi, một câu văn cần phải giải thích tại sao có hành động. Mặc dù người viết có thể kì vọng người đọc phải hiểu đề tài, nhưng đôi khi chính người viết phải giúp đỡ người đọc hiểu đề tài bằng cách giải thích rõ ràng hơn.
All of the patient data were kept in paper files. The absence of even one clerk caused delays in the monthly reporting. Finally, management decided to interview some system analysts.
Trong đoạn văn trên, sự nối kết của 3 câu văn không rõ ràng mấy. Dù biết rằng người đọc có thể suy luận được ý nghĩa của đoạn văn, nhưng tại sao chúng ta không viết rõ ràng hơn để người đọc khỏi mất thì giờ? Đoạn văn trên có thể biên tập lại như sau:
All of the patient data were kept in paper files, which took much staff time to maintain. The absence of even one clerk caused delays in the monthly patient reports [reporting]. Management wanted computerized record keeping, which would take less time and be more reliable, and finally, [mnagement] decided to interview some system analysts to develop the new system.
3. Cấu trúc song song. Cần phải cấu trúc đoạn văn song song để dễ đọc. Đọc thử đoạn văn sau đây:
A 10 mg dose produced no affect, a 20 mg dose produced a small effect, but patients demonstrated a noticeable effect from a 30 mg dose.
Chúng ta thấy tác giả cố gắng thay đổi cấu trúc khi nói về ảnh hưởng của liều lượng 30 mg, nhưng cách viết này làm cho câu văn khó hiểu. Có thể viết lại như sau:
A 10 mg dose produced no affect, a 20 mg dose produced a small effect, but a 30 mg dose produced [patients demonstrated] a noticeable effect in patients. [fom a 30 mg dose].
4. Nhất quán trong cách viết. Cần phải duy trì cách viết một cách nhất quán. Nếu dùng thì thụ động trong câu đầu thì phải cố gắng theo cách dùng đó. Chẳng hạn như:
Topical applications of the drug did not improve the condition. The condition improved after small doses were delivered intravenously.
Câu đầu theo thể thụ động (passive voice), nhưng câu thứ hai thì chuyển sang chủ động (active voice). Nên duy trì nhất quán cách viết như sau:
Topical applications of the drug did not improve the condition. Intravenous delivery of small doses improved the condition. [Fhe condition improved after small doses were delivered intravenously].
Để tạm kết thúc bài này, tôi mời các bạn thử đọc một đoạn văn của Gs Samuel Huntington, một tác giả thuộc vào hàng “favorite” của tôi. (Tôi chỉ thích và ngưỡng mộ cách viết của ông ấy thôi, chứ không hẳn thích quan điểm chính trị của ông ấy). Đoạn này tôi trích trong bài “The Hispanic Challenge” đăng trên tập san Foreign Affairs số ra ngày 1/3/2004:
Most Americans see the creed as the crucial element of their national identity. The creed, however, was the product of the distinct Anglo-Protestant culture of the founding settlers. Key elements of that culture include the English language; Christianity; religious commitment; English concepts of the rule of law, including the responsibility of rulers and the rights of individuals; and dissenting Protestant values of individualism, the work ethic, and the belief that humans have the ability and the duty to try to create a heaven on earth, a "city on a hill." Historically, millions of immigrants were attracted to the United States because of this culture and the economic opportunities and political liberties it made possible.
Như có thể thấy, câu đầu tuyên bố chủ đề của đoạn văn về căn cước quốc gia. Câu thứ hai nối kết với câu 1 một cách tuyệt vời về mặt chữ nghĩa. Những câu kế tiếp cung cấp thêm thông tin và dữ liệu yểm trợ cho câu văn đầu tiên. Và, câu cuối cùng quay lại câu chủ đề như là một nhấn mạnh. Một đoạn văn được viết một cách chắc nịch! Đúng là cách viết của một bậc thầy.
Viết đến đây tôi chợt nhớ đến một bậc thầy khác, không phải trong khoa học, mà là trong văn học: Nhà biên khảo Sơn Nam. Trong một cuốn sách mà tôi đọc lâu lắm rồi, trong đó tác giả kể lại rằng có lần Sơn Nam khuyên tác giả về cách viết văn như sau: “Mày viết câu văn phải có bắp thịt. Nghĩa là nó không phẳng lỳ làng nhàng, đọc lên không gây xúc cảm. […] Nói nôm na ra là như cái bắp thịt con chuột của anh nông dân. Văn là phải như thế đó, chớ không phải suông đuột như bắp tay con gái. […] ta phải dùng chữ nào chính xác nhất, đắt giá nhất, độc đáo nhất để diễn đạt cái ý ta muốn diễn đạt. Nghĩa là khi ta dùng chữ đó rồi, không chữ nào thay vào mà hay hơn được. […] Mày hiểu không? Cũng như mày lựa vợ vậy, khi mày đã chấm cô A thì cô B dù có đẹp hơn giàu hơn cũng không làm mày hạnh phúc bằng cô A! Hì hì …”
Tôi nghĩ một lời khuyên như thế trong viết văn khoa học cũng rất thích hợp.
Một đoạn văn là một “đơn vị” văn chương của một bài báo khoa học. Điều mà người đọc kì vọng khi đọc một đoạn văn là ý tưởng của người viết và thông tin làm nền tảng cho ý tưởng đó. Nếu người viết không đáp ứng được kì vọng này – như đoạn văn có nhiều ý tưởng, hay không có bằng chứng – thì người đọc sẽ cảm thấy lẫn lộn hay khó chịu, và sẽ không muốn tiếp tục đọc.
Vậy thì câu hỏi đặt ra là: một đoạn văn phải có chức năng gì? Nói một cách ví von, điều mà người đọc muốn tìm trong một đoạn văn khoa học cũng chẳng khác gì chúng ta kì vọng ở một người bạn đời: đó là tinh thần ủng hộ, kiên định, và chu đáo. Một đoạn văn cũng cần có những đặc điểm như thế: có bằng chứng yểm trợ cho ý tưởng, có lập trường kiên định, và phải khúc chiết.
Bằng chứng. Một đoạn văn tốt là một đoạn văn hàm chứa thông tin, và thông tin đó phải có liên quan hay mang tính yểm trợ cho luận án của người viết. Đoạn văn đó cần phải có liên hệ với luận án một cách rõ ràng, sao cho cả thế giới đuều biết được đoạn văn đó có ý định nói lên điều gì.
Kiên định. Một đoạn văn tốt phải mạnh mẽ và có khi trần trụi. Một đoạn văn mạnh mẽ rất cần thiết để phát triển một ý tưởng chính bằng cách dùng đầy đủ bằng chứng. Một đoạn văn tốt không nên có những câu văn thừa thải, những câu văn “gầy gò”, với bằng chứng chẳng có liên quan gì với nhau.
Khúc chiết ở đây có nghĩa là đoạn văn đó phải “hòa hợp” với những đoạn văn khác trong bài báo. Một đoạn văn tốt không bao giờ làm gián đoạn các đoạn văn khác, mà lúc nào cũng có ý tưởng liên quan với một đoạn văn trước đó.
Một đoạn văn bao gồm nhiều câu văn (sentence). Một đoạn văn đơn giản nhất phải có một câu văn chủ đề, và một số câu văn phụ đề. Câu văn chủ đề có mục tiêu “tuyên bố” một ý tưởng hay một quan điểm, còn những câu văn phụ đề có chức năng cung cấp chi tiết và thông tin để làm cơ sở cho câu văn chủ đề. Do đó, một đoạn văn tốt phải hàm chứa những thông tin mang tính khúc chiết và liên kết. Ở đây, tôi không bàn chi tiết về kĩ thuật viết một đoạn văn (vì đã có nhiều sách chỉ dẫn), tôi chỉ muốn chia sẻ kinh nghiệm với bạn đọc một vài điểm chính sau đây:
1. Mỗi đoạn văn chỉ nên nói lên một ý tưởng hay một điểm mà thôi. Khi mới bắt tay vào viết bài báo khoa học, nên tránh kiểu viết một đoạn văn chứa nhiều ý tưởng hay điểm nhỏ. Hãy đọc đoạn văn sau đây:
Muscle length and changes in contractility have been reported to have overlapping effects on the components of excitation-contraction coupling. Muscle length is believed to affect the action potential, the amount of calcium released, and the rise of intracellular calcium …; finally, muscle length affects the interaction between actin and myosin and hence shortening and force development. Changes in contractility are believed to affect the action potential and the level and rise of intracellular calcium.
Trong đoạn văn trên, muscle length và contractility được bàn riêng lẻ thể hiện qua nhiều câu văn nhưng tác giả không nói đến những đặc điểm tương đồng giữa hai khía cạnh này. Những câu văn cũng không trực tiếp minh họa cái mà tác giả gọi là overlapping effect tuyên bố trong câu văn đầu tiên. Ngoài ra, chúng ta cũng không thấy mối liên hệ giữa các câu văn trong đoạn văn trên. Đoạn văn trên có thể biên tập lại cho rõ ràng hơn như sau:
Muscle length and changes in contractility have been reported to have overlapping effects on the components of excitation-contraction coupling. Both affect [Muscle length is believed to affect] the action potential, the amount of calcium released, and the rise of intracellular calcium. In addition [finally], muscle length affects the interaction between actin and myosin and hence affects muscleshortening and force development. [Changes in contractility are believed to affect the action potential and the level and rise of intracellular calcium].
(những chỗ màu xanh là bỏ, cắt đi).
2. Giải thích. Đôi khi, một câu văn cần phải giải thích tại sao có hành động. Mặc dù người viết có thể kì vọng người đọc phải hiểu đề tài, nhưng đôi khi chính người viết phải giúp đỡ người đọc hiểu đề tài bằng cách giải thích rõ ràng hơn.
All of the patient data were kept in paper files. The absence of even one clerk caused delays in the monthly reporting. Finally, management decided to interview some system analysts.
Trong đoạn văn trên, sự nối kết của 3 câu văn không rõ ràng mấy. Dù biết rằng người đọc có thể suy luận được ý nghĩa của đoạn văn, nhưng tại sao chúng ta không viết rõ ràng hơn để người đọc khỏi mất thì giờ? Đoạn văn trên có thể biên tập lại như sau:
All of the patient data were kept in paper files, which took much staff time to maintain. The absence of even one clerk caused delays in the monthly patient reports [reporting]. Management wanted computerized record keeping, which would take less time and be more reliable, and finally, [mnagement] decided to interview some system analysts to develop the new system.
3. Cấu trúc song song. Cần phải cấu trúc đoạn văn song song để dễ đọc. Đọc thử đoạn văn sau đây:
A 10 mg dose produced no affect, a 20 mg dose produced a small effect, but patients demonstrated a noticeable effect from a 30 mg dose.
Chúng ta thấy tác giả cố gắng thay đổi cấu trúc khi nói về ảnh hưởng của liều lượng 30 mg, nhưng cách viết này làm cho câu văn khó hiểu. Có thể viết lại như sau:
A 10 mg dose produced no affect, a 20 mg dose produced a small effect, but a 30 mg dose produced [patients demonstrated] a noticeable effect in patients. [fom a 30 mg dose].
4. Nhất quán trong cách viết. Cần phải duy trì cách viết một cách nhất quán. Nếu dùng thì thụ động trong câu đầu thì phải cố gắng theo cách dùng đó. Chẳng hạn như:
Topical applications of the drug did not improve the condition. The condition improved after small doses were delivered intravenously.
Câu đầu theo thể thụ động (passive voice), nhưng câu thứ hai thì chuyển sang chủ động (active voice). Nên duy trì nhất quán cách viết như sau:
Topical applications of the drug did not improve the condition. Intravenous delivery of small doses improved the condition. [Fhe condition improved after small doses were delivered intravenously].
Để tạm kết thúc bài này, tôi mời các bạn thử đọc một đoạn văn của Gs Samuel Huntington, một tác giả thuộc vào hàng “favorite” của tôi. (Tôi chỉ thích và ngưỡng mộ cách viết của ông ấy thôi, chứ không hẳn thích quan điểm chính trị của ông ấy). Đoạn này tôi trích trong bài “The Hispanic Challenge” đăng trên tập san Foreign Affairs số ra ngày 1/3/2004:
Most Americans see the creed as the crucial element of their national identity. The creed, however, was the product of the distinct Anglo-Protestant culture of the founding settlers. Key elements of that culture include the English language; Christianity; religious commitment; English concepts of the rule of law, including the responsibility of rulers and the rights of individuals; and dissenting Protestant values of individualism, the work ethic, and the belief that humans have the ability and the duty to try to create a heaven on earth, a "city on a hill." Historically, millions of immigrants were attracted to the United States because of this culture and the economic opportunities and political liberties it made possible.
Như có thể thấy, câu đầu tuyên bố chủ đề của đoạn văn về căn cước quốc gia. Câu thứ hai nối kết với câu 1 một cách tuyệt vời về mặt chữ nghĩa. Những câu kế tiếp cung cấp thêm thông tin và dữ liệu yểm trợ cho câu văn đầu tiên. Và, câu cuối cùng quay lại câu chủ đề như là một nhấn mạnh. Một đoạn văn được viết một cách chắc nịch! Đúng là cách viết của một bậc thầy.
Viết đến đây tôi chợt nhớ đến một bậc thầy khác, không phải trong khoa học, mà là trong văn học: Nhà biên khảo Sơn Nam. Trong một cuốn sách mà tôi đọc lâu lắm rồi, trong đó tác giả kể lại rằng có lần Sơn Nam khuyên tác giả về cách viết văn như sau: “Mày viết câu văn phải có bắp thịt. Nghĩa là nó không phẳng lỳ làng nhàng, đọc lên không gây xúc cảm. […] Nói nôm na ra là như cái bắp thịt con chuột của anh nông dân. Văn là phải như thế đó, chớ không phải suông đuột như bắp tay con gái. […] ta phải dùng chữ nào chính xác nhất, đắt giá nhất, độc đáo nhất để diễn đạt cái ý ta muốn diễn đạt. Nghĩa là khi ta dùng chữ đó rồi, không chữ nào thay vào mà hay hơn được. […] Mày hiểu không? Cũng như mày lựa vợ vậy, khi mày đã chấm cô A thì cô B dù có đẹp hơn giàu hơn cũng không làm mày hạnh phúc bằng cô A! Hì hì …”
Tôi nghĩ một lời khuyên như thế trong viết văn khoa học cũng rất thích hợp.
Wednesday, November 7, 2012
Truyện Tấm Cám bên Tây là lí thuyết tiến hoá
Mấy hôm nay, báo chí có vẻ “sốt” với bài văn Tấm Cám của một em học sinh trung học. Chuyện em học sinh “nhập vai” Cám kể ra cũng … hay. Nhưng cái hay trong đóng vai của em gây ra vài tranh cãi. Tôi không có gì để tranh cãi, nhưng nhân câu chuyện làm tôi nhớ ở bên Tây cũng có truyện tương tự như Tấm Cám bên ta, nhưng chi tiết thì hơi khác một chút. Truyện tấm cám bên Tây có tên là Cinderella. Đó là đề tài của rất nhiều nghiên cứu và lí giải qua lăng kính của học thuyết tiến hoá.
Chuyện kể rằng ngày xửa ngày xưa có một em bé tên là Cinderella sống an vui trong một gia đình, thì đột nhiên mẹ em qua đời. Người cha đi thêm một bước, tái giá với một phụ nữ đã có 2 con riêng. Người mẹ kế và 2 người con gái không ưa Cinderella, và tìm mọi cách để hãm hại em. Trong khi hai người con gái của bà có tất cả, quần áo giầy dép sang trọng, thức ăn tràn trề, nệm êm chăn ấm, thì Cinderella không có gì cả: không có giường ngủ, ăn mặc rách rưới, ă uống thiếu thốn. Lao động quần quật suốt ngày, và mỗi ngày chỉ được vài giờ rảnh rổi ngồi trước lò tro (bởi thế mới có tên Cinderella).
Bạn của Cinderella là con mèo tên Bí. Hàng ngày, em “trò chuyện” với Bí, nhưng Bí chỉ có mỗi một từ “Miaow”, và Cinderella hiểu đó là lời an ủi “Vui lên đi, bạn có cái mà hai đứa em bạn không có được: đó là sắc đẹp”. Mà, thật như thế, Cinderella có một nét đẹp thiên thần, dù em ăn mặc rách nát và có thể nói là gớm giếc.
Một ngày kia, Hoàng gia mở hội. Hai đứa em kế sẵn sàng xiêm y đi dự hội. Cinderella không dám hé môi xin phép mẹ kế, vì em biết câu trả lời sẽ là “không”. Nhưng một điều kì diệu đã đến với em. Một bà tiên đột nhiên xuất hiện, và nói: “Đừng sợ, Cinderella! Ta là tiên đây, ta biết em rất cô đơn và buồn. Nhưng ta sẽ làm cho em đi tham gia dạ tiệc”. Cinderella ngạc nhiên hỏi với quần áo như thế này thì làm sao em dám đi đâu, chứ nói gì đến nơi nguy nga tráng lệ của Hoàng gia. Bà tiên mỉm cười, và với một cái phớt tay, bà mặc vào Cinderella một bộ quần áo đẹp nhất thế gian. Bà nói “Bây giờ phải tìm một xe ngựa và người đánh xe”. Bà bảo Cinderella kêu Bí lại, rồi bảo Bí đi tìm cho bà 7 con chuột còn sống. Chỉ vài phút sau, Bí đem về cho bà 7 con chuột mà anh ta bắt được từ tủ rượu. Bà tiên hoá 7 con chuột thành 7 con ngựa, và mèo Bí thành người phu đánh xe. Thế là Cinderella ngồi trên xe ngựa lộng lẫy, với Bí (bây giờ là anh chàng đánh xe), đi phó hội. Bà tiên dặn dò rằng Cinderella phải về trước 12 giờ đêm, vài sau đó thì phép của bà hết hiệu nghiệm.
Cinderella xuất hiện trong buổi dạ tiệc như một nàng công chúa lộng lẩy, quí phái. Hoàng tử thấy Cinderella bèn mời nhảy đầm. Qua nói chuyện trong khi nhảy đầm, Hoàng tử mê Cinderella và quyết chí cưới làm vợ. Nhưng đến 12 giờ thì Cinderella hoảng sợ ra xe về nhà, trong cái tiếc ngẩn ngơ của Hoàng tử. Trong khi bối rối đi về, nàng bỏ quên một chiếc guốc trong cung điện. Nàng về nhà, Hoàng tử trở nên thương nhớ quá, nên quyết định đi tìm.
Di vật duy nhất mà hoàng tử còn giữ là chiếc guốc. Thế là hoàng tử ra lệnh cho quan chức đi tìm cho được người nào mang vừa chiếc guốc thì sẽ cưới làm vợ. Các quan đi tìm từng nhà một, và cũng đến nhà Cinderella. Hai người em kế của Cinderella ra thử guốc nhưng không vừa, vì guốc nhỏ quá. Đến khi Cinderella ra thử thì vừa khích chân. Thế là hoàng tử quyết định cưới Cinderella làm vợ trong sự thù hận của hai người em kế. Cinderella về hoàng cung sống với hoàng tử. Chú mèo Bí lại thốt lên “Miaow”.
Câu chuyện Cinderella có thể tóm lược như trên. Có thể tôi “thêm mắm thêm muối” (tên con vật) cho gần với âm hưởng Việt, nhưng về nội dung thì giông giống với câu chuyện Tấm Cám của ta. Thật ra, những câu chuyện huyền thoại như thế này thì nền văn hoá nào cũng có, chỉ có khác là chi tiết mà thôi. Có giả thuyết (như Oppenheimer chẳng hạn) nói rằng những câu chuyện này có thể xuất phát từ vùng đất ngày nay được biết đến là Đông Nam Á.
Hiện tượng mẹ kế kì thị con chồng, hay cha kế kì thị con riêng của vợ được gọi chung là “Cinderella Effect”, tạm dịch là Hiệu ứng Cinderella. Hiệu ứng Cinderella khá phổ biến. Theo Martin Daly và Margo Wilson (hai nhà tâm lí học nghiên cứu về hiện tượng Cinderella), tỉ lệ cha mẹ bạo hành con ruột là 2.6 trên 1 triệu trẻ em, nhưng tỉ lệ cha mẹ kế bạo hành con của người phối ngẫu là 321.6 trên 1 triệu trẻ em. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng chỉ ra xu hướng này.
Nhưng tại sao có hiệu ứng Cinderella? Dĩ nhiên, không phải mẹ kế hay cha kế nào cũng ghét con của người phối ngẫu, nhưng đa số là như thế. Các nhà tâm lí học theo trường phái tiến hoá (evolutionary psychology) như Daly và Wilson thì nghĩ câu trả lời là ở gene. Lí thuyết chọn lọc tự nhiên dự báo rằng cha mẹ sẽ dồn tài lực để chăm sóc cho con ruột hơn là cho con ghẻ, vì họ muốn duy trì gene của họ trong tương lai, nhất là trong điều kiện hạn chế về tài nguyên. Do đó, bằng chứng thực tế có vẻ phù hợp với lí thuyết này. Câu chuyện Tấm Cám cũng là một chứng cứ cho giả thuyết gene.
Chuyện kể rằng ngày xửa ngày xưa có một em bé tên là Cinderella sống an vui trong một gia đình, thì đột nhiên mẹ em qua đời. Người cha đi thêm một bước, tái giá với một phụ nữ đã có 2 con riêng. Người mẹ kế và 2 người con gái không ưa Cinderella, và tìm mọi cách để hãm hại em. Trong khi hai người con gái của bà có tất cả, quần áo giầy dép sang trọng, thức ăn tràn trề, nệm êm chăn ấm, thì Cinderella không có gì cả: không có giường ngủ, ăn mặc rách rưới, ă uống thiếu thốn. Lao động quần quật suốt ngày, và mỗi ngày chỉ được vài giờ rảnh rổi ngồi trước lò tro (bởi thế mới có tên Cinderella).
Bạn của Cinderella là con mèo tên Bí. Hàng ngày, em “trò chuyện” với Bí, nhưng Bí chỉ có mỗi một từ “Miaow”, và Cinderella hiểu đó là lời an ủi “Vui lên đi, bạn có cái mà hai đứa em bạn không có được: đó là sắc đẹp”. Mà, thật như thế, Cinderella có một nét đẹp thiên thần, dù em ăn mặc rách nát và có thể nói là gớm giếc.
Một ngày kia, Hoàng gia mở hội. Hai đứa em kế sẵn sàng xiêm y đi dự hội. Cinderella không dám hé môi xin phép mẹ kế, vì em biết câu trả lời sẽ là “không”. Nhưng một điều kì diệu đã đến với em. Một bà tiên đột nhiên xuất hiện, và nói: “Đừng sợ, Cinderella! Ta là tiên đây, ta biết em rất cô đơn và buồn. Nhưng ta sẽ làm cho em đi tham gia dạ tiệc”. Cinderella ngạc nhiên hỏi với quần áo như thế này thì làm sao em dám đi đâu, chứ nói gì đến nơi nguy nga tráng lệ của Hoàng gia. Bà tiên mỉm cười, và với một cái phớt tay, bà mặc vào Cinderella một bộ quần áo đẹp nhất thế gian. Bà nói “Bây giờ phải tìm một xe ngựa và người đánh xe”. Bà bảo Cinderella kêu Bí lại, rồi bảo Bí đi tìm cho bà 7 con chuột còn sống. Chỉ vài phút sau, Bí đem về cho bà 7 con chuột mà anh ta bắt được từ tủ rượu. Bà tiên hoá 7 con chuột thành 7 con ngựa, và mèo Bí thành người phu đánh xe. Thế là Cinderella ngồi trên xe ngựa lộng lẫy, với Bí (bây giờ là anh chàng đánh xe), đi phó hội. Bà tiên dặn dò rằng Cinderella phải về trước 12 giờ đêm, vài sau đó thì phép của bà hết hiệu nghiệm.
Cinderella xuất hiện trong buổi dạ tiệc như một nàng công chúa lộng lẩy, quí phái. Hoàng tử thấy Cinderella bèn mời nhảy đầm. Qua nói chuyện trong khi nhảy đầm, Hoàng tử mê Cinderella và quyết chí cưới làm vợ. Nhưng đến 12 giờ thì Cinderella hoảng sợ ra xe về nhà, trong cái tiếc ngẩn ngơ của Hoàng tử. Trong khi bối rối đi về, nàng bỏ quên một chiếc guốc trong cung điện. Nàng về nhà, Hoàng tử trở nên thương nhớ quá, nên quyết định đi tìm.
Di vật duy nhất mà hoàng tử còn giữ là chiếc guốc. Thế là hoàng tử ra lệnh cho quan chức đi tìm cho được người nào mang vừa chiếc guốc thì sẽ cưới làm vợ. Các quan đi tìm từng nhà một, và cũng đến nhà Cinderella. Hai người em kế của Cinderella ra thử guốc nhưng không vừa, vì guốc nhỏ quá. Đến khi Cinderella ra thử thì vừa khích chân. Thế là hoàng tử quyết định cưới Cinderella làm vợ trong sự thù hận của hai người em kế. Cinderella về hoàng cung sống với hoàng tử. Chú mèo Bí lại thốt lên “Miaow”.
Câu chuyện Cinderella có thể tóm lược như trên. Có thể tôi “thêm mắm thêm muối” (tên con vật) cho gần với âm hưởng Việt, nhưng về nội dung thì giông giống với câu chuyện Tấm Cám của ta. Thật ra, những câu chuyện huyền thoại như thế này thì nền văn hoá nào cũng có, chỉ có khác là chi tiết mà thôi. Có giả thuyết (như Oppenheimer chẳng hạn) nói rằng những câu chuyện này có thể xuất phát từ vùng đất ngày nay được biết đến là Đông Nam Á.
Hiện tượng mẹ kế kì thị con chồng, hay cha kế kì thị con riêng của vợ được gọi chung là “Cinderella Effect”, tạm dịch là Hiệu ứng Cinderella. Hiệu ứng Cinderella khá phổ biến. Theo Martin Daly và Margo Wilson (hai nhà tâm lí học nghiên cứu về hiện tượng Cinderella), tỉ lệ cha mẹ bạo hành con ruột là 2.6 trên 1 triệu trẻ em, nhưng tỉ lệ cha mẹ kế bạo hành con của người phối ngẫu là 321.6 trên 1 triệu trẻ em. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng chỉ ra xu hướng này.
Nhưng tại sao có hiệu ứng Cinderella? Dĩ nhiên, không phải mẹ kế hay cha kế nào cũng ghét con của người phối ngẫu, nhưng đa số là như thế. Các nhà tâm lí học theo trường phái tiến hoá (evolutionary psychology) như Daly và Wilson thì nghĩ câu trả lời là ở gene. Lí thuyết chọn lọc tự nhiên dự báo rằng cha mẹ sẽ dồn tài lực để chăm sóc cho con ruột hơn là cho con ghẻ, vì họ muốn duy trì gene của họ trong tương lai, nhất là trong điều kiện hạn chế về tài nguyên. Do đó, bằng chứng thực tế có vẻ phù hợp với lí thuyết này. Câu chuyện Tấm Cám cũng là một chứng cứ cho giả thuyết gene.
Subscribe to:
Posts (Atom)